• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Quán Không

Jun 21 2016
157328456 157328456

Chúng sanh thụ đắc sự hiện hữu của mình với tất cả Tâm – Ý – Tánh, và từ sự hiện hữu đó đã đưa đến sự thụ đắc của biết bao cái MUỐN để vun bồi cho sự hiện hữu này. Vì vậy, hàng loạt Nghiệp Lực được tạo nên xoay quanh chữ MUỐN, và chính cái Nghiệp Lực mới buộc ràng chúng sanh vào trong cái HỮU, chúng sanh đắm chìm trong cái CÓ và càng lúc càng sa lầy và vướng mắc vào trong cái MUỐN của mình.

Muốn trở về với cái KHÔNG là phải đi từng bước một, là phải giữ Tâm Bình! Tâm có Bình mới nhận ra được dạng thức của cái MUỐN của mình để mà đối phó.

Một cái MUỐN dẫn đến một sự tham lam đáng kể, tức khắc phải được ngăn chận và chỉnh sửa để cường độ MUỐN giảm lần.

Trong quá trình sửa tánh, sự thụ đắc cái MUỐN cũng giảm lần … giảm lần, cái HỮU sẽ ít dần đi, cho đến khi Tâm đã lắng đọng rồi, đã giữ được Bình rồi, Ý không còn nảy sinh nữa, Tánh cũng đã được quan sát và kềm hãm, thì như vậy, chúng sanh đã từ cái HỮU tiến vào cái KHÔNG.

Tuy nhiên, cái KHÔNG đó vẫn còn bị đóng khung, tức là vẫn còn có giới hạn.

Muốn mất đi cái giới hạn này thì cái KHÔNG phải xuất phát từ ở cái “Tâm Trải Rộng”. Muốn có Tâm Trải Rộng, Tâm bắt buộc phải TỪ BI HỶ XẢ, chính là 04 Đức tánh bao trùm cái Tâm.

Một khi chúng sanh đã trui rèn được những Tánh tốt, và gạt bỏ đi những Tánh xấu, chính những Tánh tốt sẽ lớn dần … lớn dần và trải rộng đến  không còn biên giới, không còn bờ bến, không còn có thể tính đếm được nó nữa … Nó đã đi vào cái KHÔNG rồi.

Chư Phật và Bồ Tát đã từ cái Tâm chúng sanh mà sửa lần … sửa lần để đi đến một cái Tâm Trải Rộng của Chư Phật và Bồ Tát. Cái Trải Rộng đó quá là vô bờ bến và coi như là nó đi vào trong cái KHÔNG, tức là: khi quán tưởng cái KHÔNG, cái KHÔNG đó không có nghĩa là tối đen, không có cái gì!

Chúng sanh khi trì Chú, quán tưởng một khoảng KHÔNG bao la, bát ngát, không có cái tận cùng, nơi đó dung chứa bao nhiêu Tâm Từ Bi Hỷ Xả, dung chứa sự rộng lượng, sự Vị Tha, dung chứa một Đại Nguyện lớn lao, sâu dày, dung chứa cái Đại Từ, Đại Bi cao ngất, không có gì làm rào cản, không có gì để ngăn trở, đó mới chính là cái KHÔNG! Chớ không phải chỉ thuần một màu đen thẩm.

Cái KHÔNG nơi đây không có biên giới, vì không biên giới nên mới dung chứa được hết tất cả.

Cái HỮU vì bản chất của nó bị đóng khung hoặc lớn hoặc nhỏ, cho nên có giới hạn, có rào cản, chỉ có được bao nhiêu dung tích đó mà thôi, vì vậy cái KHÔNG của cái HỮU cũng vẫn còn bị đóng khung.

VŨ TRỤ, vẫn có thể gọi nó là KHÔNG, vì nó bao trùm một cái không gian bao la, bát ngát; nó chứa được hết tất cả, nhưng cũng vẫn không ai có thể sờ mó hay cầm nắm được nó, nó quá là mênh mông, vĩ đại, không có biên giới.

Người tu tập cần phải tư duy sâu sắc về bản chất của chữ KHÔNG. THỤ ĐẮC và KHÔNG là 02 bản thể đối nghịch nhau. Còn THỤ ĐẮC, sẽ không tìm được sự hiện hữu của KHÔNG.

Một người mẹ ôm đứa con, hôn vào mặt nó (thụ đắc Tình cảm đưa đến cái CÓ -> Cái hôn). Sau đó, đẩy đứa con ra (hết thụ đắc, đưa đến cái KHÔNG -> không còn hôn).

Cái CÓ không thể hiện hữu vĩnh viễn được. Đã gọi là CÓ thì phải hiểu rằng: cái KHÔNG sẽ tức khắc có mặt ngay khi cái CÓ chấm dứt.

Người Mẹ không thể nào cứ đặt mũi của mình lên mặt đứa con. Ngay khi người Mẹ vừa lấy mũi của mình ra khỏi mặt đứa con, cái KHÔNG đã hiện diện rồi. Tuy nhiên, thời gian kéo dài của cái CÓ tương đương với thời gian lắng đọng của cái KHÔNG.

Một cái áo đang mặc trên người là CÓ, nhưng chỉ 01 phút sau, cái áo được cởi ra, tức là KHÔNG.

Thời gian cái áo hiện hữu trên cơ thể là 01 phút.

Thời gian để cái KHÔNG chiếm vị trí của cái CÓ cũng là 01 phút sau.

Nếu cái áo ở trên người lâu đến 03 ngày mới được cởi ra, cái KHÔNG cũng sẽ phải mất 03 ngày sau (kể từ khi mặc cái áo lên người) mới hiện diện.

Cần phải hiểu rõ điều này để biết rằng dù cho cái CÓ kéo dài đến bao lâu đi chăng nữa, sau cái CÓ vẫn là cái KHÔNG.

Còn thụ đắc là sẽ không có chữ KHÔNG. Muốn có KHÔNG, phải cắt hẳn thụ đắc, rồi thì từ cái KHÔNG nhỏ đến cái KHÔNG lớn, rồi cái KHÔNG lớn hơn; cho đến không còn biên giới, như vậy mới có thể dung chứa được Tâm Chúng Sanh!

Tâm của Chư Phật và Bồ Tát là Tâm KHÔNG, hay nói khác đi là Tâm RỖNG. Nó trải rộng, không có biên giới, hoàn toàn rỗng, cho nên nó chứa trọn hết Tâm của Chúng Sanh.

Trong khi đó, Tâm Chúng Sanh dù lớn cách mấy đi chăng nữa cũng vẫn không thể dung chứa được Tâm của Phật và Bồ Tát, đó là vì Chúng Sanh thụ đắc cái MUỐN quá nhiều, càng thụ đắc càng đóng nhiều KHUNG; khung càng nhiều, càng dễ bể. Tâm chứa toàn là KHUNG, khung to, khung nhỏ thì còn chỗ đâu để có thể “chèn nhét” bất cứ vật gì từ bên ngoài vào Tâm?

Người tu tập chân chính muốn tiến lần đến Tâm Từ Bi Hỷ Xả, phải gột rửa từ từ Tâm Chúng Sanh của mình, tức là phải giảm lần đi sự thụ đắc của mình.

Chúng Sanh vì thụ đắc cái Ta (tức là cái Ngã), xem trọng cái Tự Ái nên dễ sanh ra sân hận, đưa đến sự ganh tỵ, sự hiềm khích khi những thứ đó chạm đến Tự Ái của chúng sanh.

Chúng Sanh thụ đắc sự Mong Cầu của cải, tiền bạc, tài sản … có thể đưa đến hành động xấu xa như cướp giựt, lường gạt, gian dối, những việc làm bất chấp thủ đoạn để thu hoạch mối lợi về cho mình nhiều hơn.

Tất cả những gì mà chúng sanh th đắc đều được liệt vào trong TÂM CHÚNG SANH.

Tâm Chúng Sanh không rỗng là do chúng sanh thụ đắc hết thứ này đến thứ nọ, không ngừng. Thậm chí đến khi xuôi tay nhắm mắt vẫn còn thụ đắc, vì vậy mà không siêu thoát được; vong linh bị vướng mắc bởi những cái mà mình vẫn còn muốn bám níu dù là đã không còn thân xác nữa. https://betsforcrypto.com

Tâm Chúng Sanh bao gồm từ vật chất đến tinh thần. Tình cảm cũng thuộc về Tâm Chúng Sanh. Kiến Thức cũng gồm trong Tâm Chúng Sanh: lòng ham muốn biết thật nhiều đôi khi đưa đến tai họa cho chính bản thân mình do ở việc mạo hiểm, dễ dàng gặp chuyện không lành.

Tín ngưỡng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến Tâm Chúng Sanh. Lòng tin mà thiếu Trí Huệ sẽ trở thành Mê Tín Dị Đoan.

Tâm Chúng Sanh rộng lớn vô cùng, đủ loại, đủ kiểu, đủ tầm vóc, vô cùng phức tạp, cho nên:

Chúng Sanh dung chứa Tâm Chúng Sanh thì sẽ làm cho Tâm Chúng Sanh vỡ tan ra.

Chư Phật và Bồ Tát dung chứa Tâm Chúng Sanh, số đó không giới hạn.

Vì vậy, tu tập là phải làm sao lấy Tâm Chúng Sanh ra khỏi Chúng Sanh, tức là phải buông bỏ lần những gì được xem là Tâm Chúng Sanh, những thứ mà Chúng Sanh thường hay chấp vào, muốn bám lấy, muốn giữ lấy.

Càng buông bỏ, Tâm càng phẳng lặng, khi Tâm đã yên, đã Bình rồi thì mới có thể đi vào cái Tâm KHÔNG được, và cái Tâm KHÔNG đó mới thực sự không bị đóng khung, và khi đó mới có thể cỡi sóng để mà đi.

Tâm bây giờ mang cái tính chất KHÔNG nên nó mới nương sóng được; sóng lên cao nó sẽ lên cao, sóng xuống thấp, nó cũng xuống thấp.

Khi Tâm đã là KHÔNG, sự thụ đắc không còn ảnh hưởng được cái Tâm nữa thì việc thoát vòng sanh tử Luân Hồi sẽ không còn là một vấn đề khó khăn đối với người tu tập nữa!

Muốn thâm nhập được KHÔNG, phải khởi đầu từ việc sửa Tánh, vì chỉ có sửa Tánh mới triển khai được TỪ BI HỶ XẢ, mới phá được rào cản, mới giúp cho mình thấy được cái khung trời KHÔNG rộng mênh mông đó.

Nên nhớ rằng: TỪ BI HỶ XẢ không phải chỉ dành riêng cho Phật và Bồ Tát, mà đó chính là bước đầu tiên để đi đến Tâm Phật và Tâm Bồ Tát!

Muốn xa rời Tâm Chúng Sanh bắt buộc phải đi trên Từ Bi Hỷ Xả; phải dùng Từ Bi Hỷ Xả để lướt lên trên Tâm Chúng Sanh thì mới có thể xa rời được Tâm Chúng Sanh.

Do đó, điều tối ư quan trọng của việc tu tập là phải tiến đến Từ Bi Hỷ Xả, mà muốn đạt đến mục tiêu này, bắt buộc phải Sửa Tánh!

Từ Bi Hỷ Xả bao gồm tất cả những Tánh Tốt của một Chúng Sanh. Cần phải thanh lọc những tánh xấu để chỉ còn thuần những Tánh Tốt, và trong số những Tánh Tốt đó, sẽ có sự lựa chọn và sắp xếp để phân loại những Tánh Tốt nào thuộc về Từ Bi và những Tánh Tốt nào thể hiện được tính chất Hỷ Xả. Khi những Tánh này hòa nhập vào cái Tâm, thì với Tâm Từ Bi Hỷ Xả cái gì cũng có thể vượt qua được cả, với Tâm Từ Bi Hỷ Xả, Chúng Sanh mới có thể tiến gần đến Tâm Phật, Tâm Bồ Tát được.

Chúng Sanh cần phải hiểu rõ: cái tận cùng của Pháp (mọi sự vật) là KHÔNG.

Sự hiện diện của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật trên cõi Ta Bà cũng là KHÔNG!

Trước khi Ngài đến, đó là KHÔNG (vì không có sự hiện diện của Ngài).

Sau khi Ngài đi đó cũng là KHÔNG (vì đã không còn sự hiện diện của Ngài).

Lời của Đức Bổn Sư cũng là KHÔNG. Khi Ngài nói, nó còn là lời vì nó còn đập vào trong lỗ tai, nó còn dội ra, nó còn đưa lên óc để có thể nhận ra ý nghĩa của từng lời. Nhưng, nếu Ngài ngưng nói, nó là KHÔNG, nó không còn là lời nữa.

Khi Ngài nói, cái HỮU đã được tạo ra. Khi Ngài ngưng nói, cái KHÔNG đã thành hình. Từ cái CÓ bước sang cái KHÔNG, rồi từ cái KHÔNG trở về với cái CÓ, tất cả chỉ một cái búng tay, và cái KHÔNG đó thật sự là cái KHÔNG của PHÁP (tức là cái KHÔNG của mọi sự vật), vẫn còn bị đóng KHUNG!

Nếu nói rằng: tôi đốt vô minh, tức là tôi vẫn còn đặt cho nó một cái KHUNG, “khung Vô Minh”. Bây giờ tôi đốt vô minh, tức là tôi đã không còn vô minh nữa; vô minh cũng vẫn còn nằm trong cái KHUNG.

Điều chánh yếu là làm sao để không còn một cái khung nào cả, phải hủy bỏ tất cả, khi đó tôi sẽ ở trong một khoảng KHÔNG rộng mênh mông, không biên giới, không rào cản, tôi có thể đi dọc, đi ngang, đi lên, đi xuống mà không hề bị vướng mắc.

Nếu tôi muốn giúp cho ai một việc gì đó, chỉ cần cầm lấy một cái KHUNG, đặt lên trên người mà tôi muốn giúp, sau đó tìm cách giải quyết giúp cho người đó. Khi mọi việc đã hoàn tất, chỉ cần rút cái KHUNG ra bỏ, người đó cũng vẫn là KHÔNG (vì không có khung), việc của người đó cũng là KHÔNG (vì không còn khung nữa), mà chính bản thân tôi cũng sẽ không vấy vào trong việc của người đó vì không bị vướng mắc vào trong cái KHUNG.

Tôi đã dùng cái Tâm KHÔNG, Tâm không bị đóng khung để giải quyết tất cả những khó khăn của người mà tôi muốn giúp đỡ.

Bài Bát Nhã Tâm Kinh luyện tập cho Chúng Sanh tiến đến:

  • Thứ nhất: Chữ BÌNH để phân biệt được cái thấp nhất là cái MUỐN.
  • Thứ hai: tiến đến việc diệt cho được cái MUỐN của mình.
  • Thứ ba: là thanh lọc tất cả những Tánh xấu của mình.
  • Thứ tư: biến toàn bộ các Tánh thuần Tốt thành Từ Bi Hỷ Xả.
  • Thứ năm: hòa lẫn Tâm Chúng Sanh vào trong Tâm của Phật và Bồ Tát.

Đó chính là cái rốt ráo của Bát Nhã Tâm Kinh.

Cho nên, hiểu được Bát Nhã Tâm Kinh, nắm vững được cái cốt tủy của Bát Nhã Tâm Kinh rồi, người tu tập sẽ cảm nhận được một sự nhẹ nhàng, không vướng mắc, không lo nghĩ, sẽ ung dung, thảnh thơi, vì sao? Vì bao nhiêu cái KHUNG đã được chính tay mình liệng bỏ hết rồi. Tôi đã không còn ôm kè kè một số lượng đáng kể các KHUNG lớn, nhỏ, đủ kiểu, đủ loại, đủ hình thái. Tôi đi với đôi tay trống, không vướng vít, không bận bịu. Khi nào cần thiết, tôi cúi xuống nhặt một cái KHUNG lên, tròng vào cái vật hay một sự kiện hoặc một người nào đó để giải quyết sự khó khăn. Xong việc rồi, gỡ KHUNG ra bỏ, phủi tay và bình thản như chưa từng bao giờ đối diện với trạng huống đã xảy ra.

Trong toàn bộ gia tài Kinh điển mà Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã lưu lại cho Chúng Sanh của Cõi Ta Bà, Bộ Kinh Bát Nhã với phần Bát Nhã Tâm Kinh làm “biểu tượng” đã đóng một vai trò tối ư quan trọng trong việc giúp Chúng Sanh tìm đúng hướng đi để thoát kiếp Luân Hồi.

Đức Bổn Sư đã HÀNH đúng cương vị của một người Thầy chỉ đường, dẫn lối để Chúng Sanh của Cõi Ta Bà có một cuộc đời An Nhiên Tự Tại, xa lìa được Biển Khổ, thoát kiếp trầm luân, tiến sang BỜ GIÁC.

Ngày hôm nay, sau hơn 2500 năm vắng bóng Đức Bổn Sư, Tâm Chúng Sanh càng ngày càng “quái dị”. Tâm Chúng Sanh đã chiêu cảm không biết bao nhiêu biến động xảy ra. Không phải chỉ có lụt lội, phong ba, bão tố, núi lửa, hạn hán,… mới là đáng kể; từ ngay ở chính bản thân của mỗi Chúng Sanh, từ trong gia đình với mẹ cha, anh chị em, con cái, từ trong dòng họ với thân bằng quyến thuộc, từ trong xã hội với những người cùng tiếp xúc, chung đụng, giao tế mỗi ngày, từ trong Quốc Gia với những người cùng tiếng nói, cùng cội nguồn chủng tộc, cùng một văn hóa, một phong tục tập quán, tất cả đã bị chi phối một cách rất “mạnh bạo” bởi cái MUỐN, và chính cái MUỐN mới là nguồn gốc thâm sâu hủy diệt đi tất cả, hủy diệt tư cách làm Người, hủy diệt Tình Thâm, hủy diệt Tình Người, hủy diệt Đồng Loại.

Càng MUỐN nhiều, càng THỤ ĐẮC nhiều, càng TẠO cảnh não lòng!

Chiến tranh không ngừng tiếng súng, lửa khói không ngừng thiêu hủy, máu lệ không ngừng tuôn chảy … Tất cả chỉ để phụng sự cho mỗi một chữ MUỐN mà thôi!

Lời Pháp hôm nay nhằm gợi lại cho Chúng Sanh một sự nhận thức về cái tai hại của chữ MUỐN. Giảm được cái MUỐN, xa lìa được sự THỤ ĐẮC, làm chủ được Tâm – Ý – Tánh của mình, tức là đã đi đúng con đường mà Đức Bổn Sư đã vạch ra. Ngài đã vì quá thương Chúng Sanh của cõi Ta Bà, không nỡ nhìn cảnh Chúng Sanh lặn hụp trong Biển Lửa không lối thoát, nên đã tình nguyện đến Cõi Ta Bà mà không hề đặt ra bất cứ một tiêu chuẩn nào theo thông lệ.

Cõi Ta Bà cần phải được xây dựng tốt đẹp với những Chúng Sanh luôn chăm chút và trau giồi từ thể xác đến Tâm Linh, như thế mới tương xứng với công sức của 49 năm tận tụy, chắt chiu lo cho từng Chúng Sanh của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Đấng Cha Lành cần phải có những đứa con ngoan ngoãn, dễ thương, dễ mến, dễ dạy, để hãnh diện và không uổng công sức mà Ngài đã đưa ra.


+ 95

Những Bài Liên Quan