• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 
Jan 14 2019
LacPhap.com LacPhap.com Mừng Xuân Kỷ Hợi

Download PDF - 33Mb

 

 

Hòa Bình là một từ ngữ được nhắc nhở đến, được đề cập đến cũng như được ca ngợi đến nhiều nhất, đó là niềm mơ ước từ ở cá nhân, chí đến gia đình, ra ngoài xã hội. Hai chữ Hòa Bình khơi dậy đầy hình ảnh, đầy cảm xúc, nhưng, để thực thi được Hòa Bình, đó là một quãng đường dài, nhiều chông gai và có đôi khi, không bao giờ đến được “điểm hẹn”.

Rất là khó viết nên hai chữ Hòa Bình ở trong cõi Ta Bà này. Vì sao? Vì cõi Ta Bà tự bản chất của nó đã không Hòa Bình rồi. Không Hòa Bình ở điểm nào? Không Hòa Bình từ chủng tộc, từ ngôn ngữ, từ văn hóa, từ tôn giáo, từ ý thức hệ, ngoài ra còn từ ở sự hiểu biết.

Những ai hiểu biết nhiều sẽ tự cho mình là con người trí thức, văn minh, có nhiều sáng kiến. Còn người kém hiểu biết hay không hiểu biết sẽ mang lấy mặc cảm tự ti, và cảm thấy rằng mình khó lòng hòa hợp được với người hiểu biết sâu rộng. Sự khác biệt về tiếng nói, về phong tục tập quán, về tôn giáo, về lề lối sống v.v... đã là những rào cản kiên cố khiến cho Chúng Sanh trên cõi Ta Bà khó lòng hòa hợp nhau. Do đó, tự bản chất của Chúng Sanh đã không có Hòa Bình rồi.

Chúng Sanh trong cõi Ta Bà có quá nhiều sự dị biệt về đủ mọi phương diện. Làm sao để cho Dân Tộc này có thể sống thoải mái trong môi trường của Dân Tộc kia? Làm sao để cho 2 Dân Tộc trở thành BẠN thân thiết với nhau? Có nghĩa là có một sự hòa đồng thật sự giữa 2 Dân Tộc hoàn toàn khác biệt nhau từ ngôn ngữ, từ văn hóa, từ niềm tin tôn giáo, từ phong tục tập quán cho đến trình độ hiểu biết về văn minh, về khoa học.

Trong cõi Ta Bà có biết bao nhiêu là Dân Tộc chớ không phải vỏn vẹn chỉ có 2 Dân Tộc. Do đó, để làm cho tất cả các Dân Tộc kết dính lại với nhau thành một khối có thể cùng sống chung với nhau trong sự thấu hiểu nhau, thân thiện nhau, trong niềm cảm thông nhau, và tuyệt đối không làm đau lòng nhau, chửi mắng nhau, hay xỉ vả nhau, cần phải có cái mẫu số chung để đóng vai trò gom hết tất cả các Dân Tộc lại với nhau và đồng hóa các Dân Tộc để trở thành y hệt như nhau, không có chút gì là khác biệt. Một khi sự khác biệt không còn hiện hữu nữa thì sẽ không còn sự khó khăn trong việc chia sẻ, giúp đỡ, tương trợ nhau để cùng sống chung với nhau trong sự An Bình và Thoải Mái.

Nói đến Hòa Bình là người ta phải đi tìm một mẫu số chung. Cái mẫu số chung đó chính là cái chất có thể đồng hóa tất cả những sự dị biệt để thành ra một hợp chất duy nhất.

CÁI MẪU SỐ CHUNG ĐÓ CHÍNH LÀ CÁI TÂM.


+ 54
Dec 13 2018
484587154 484587154

Tu tập không có nghĩa là tôi ngồi ê a tụng hết cuốn Kinh này đến cuốn Kinh kia, càng nhiều càng tốt.

Việc tu tập đòi hỏi nơi tôi trước tiên là một sự chân thành Sám Hối, Ăn Năn để trút bỏ hết những cặn cáu, những điều dơ bẩn, gớm ghê mà tôi đã làm từ trong kiếp quá khứ. Tôi bắt buộc phải làm cho nó tan biến đi để cho Tâm của tôi tìm lại sự An Lạc đúng như tôi mong muốn.

Khi tôi Trì Chú, tôi sẽ phải quán tưởng những hậu quả của những Nghiệp Chướng, những Oan Trái mà tôi đã gây tạo ra, sau đó, tôi dùng công năng của câu Thần Chú để đốt cho tiêu đi những oan trái đó.

Khi tôi niệm Phật, lòng tôi tha thiết cầu xin Phật minh chứng cho sự thành tâm hối lỗi của tôi, tôi thật sự ăn năn, quyết lòng tu tập, làm những điều tốt đẹp, lợi lạc cho kẻ khác, và cầu mong đem công đức đó đền trả lại cho những người mà tôi đã gây thương tổn cho họ. Lời niệm Phật sẽ là phương tiện giúp cho tôi được sự An Bình, để từ đó tôi mới có thể tìm được một Trí Huệ phát sáng. Và trong cái Trí Huệ phát sáng đó, tôi sẽ chiêm ngưỡng được Hào Quang của chư Phật và Bồ Tát.


+ 56
Oct 29 2018
1199130952 1199130952
Kính bạch Sư Phụ,
Nghi thức hành trì Sám Hối mỗi ngày bao gồm việc: Sám Hối - Trì Chú - Niệm Phật. Về vấn đề Trì Chú, có người cho rằng:
  1. Trì Chú mà thiếu Sư Thừa, tức là không có Thầy chỉ dạy câu Thần Chú, không được chỉ cho cách “Bắt Ấn” đi kèm với câu Thần Chú được trì, sẽ bị tội rất nhiều với chư Phật và Bồ Tát vì đó là hành động ăn cắp Pháp của Phật, do đó sẽ mang đến kết quả không tốt đẹp cho người Trì Chú.
  2. Trì Chú sẽ dễ bị Tẩu Hỏa Nhập Ma.
  3. Trì Chú lâu ngày sẽ bị phản ứng này hay phản ứng nọ.

Xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được rõ: những nhận xét vừa nêu trên có quả thật là mang tai hại đến cho người Trì Chú hay không? Trì Chú như thế nào mới được gọi là đúng cách?


+ 67
Sep 18 2018
342476963 342476963

Kính bạch Sư Phụ,

Trong 5 điều Luật cấm dành cho người tu tại gia, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã chú trọng đến cái Tánh Tà Dâm, và ngay cả với người Xuất gia, khi phát nguyện đem thân mình phụng sự cho Pháp Giới Chúng Sanh, cũng phải long trọng phát nguyện "Cắt Ái Ly Gia". Điều đó đã chứng tỏ tầm quan trọng của cái Tánh Tà Dâm.

Quả thật đúng như vậy! Nếu nói về phương diện vật chất, thuần về Tính Dục, thì chữ Dâm không mang một ý nghĩa gì xấu xa cả, vì đó là một sự phát triển tự nhiên của thân xác. Nếu nói về cái Tánh thì Tà Dâm là một Tánh rất là xấu xa. Ngay trong từ ngữ TÀ DÂM cũng đã nói lên một hành động khuất lấp, thiếu chân chính, không ngay thẳng. Người mang Tánh Tà Dâm đã phát triển tới mức tai hại cái Dâm, không những cho chính mình mà lại còn có liên quan đến một kẻ khác, hoặc với sự đồng thuận hay không đồng thuận của kẻ đó; mà đã trở thành cái Tánh rồi thì đương nhiên có dính líu đến những cái Thức. Nói đến cái Thức thì phải nghĩ ngay đến cái Linh Hồn trụ trong thân xác của một con người. Từ nhiều đời, nhiều kiếp, cái Linh Hồn đó (cái Thần Thức đó) đã gây tạo biết bao nhiêu điều sai lầm qua những Tánh xấu của mình. Ngày hôm nay, ở hiện kiếp, Thần Thức đó vẫn tiếp tục làm điều quấy trá, tạo thêm nhiều nghiệp chướng dù rằng nợ xưa vẫn chưa trả dứt được.


+ 64
Aug 12 2018
1092354185 1092354185

Người tu tập chân chính không sống ích kỷ cho bản thân mình, họ chia sẻ và bố thí những gì mình có cho những người kém thiếu. Người tu tập ban phát tất cả những gì mà mình đã đem công sức ra để tạo dựng, từ đời sống Tâm Linh cho đến đời sống vật chất. Từ Công Đức của việc Sám Hối, Trì Chú, Niệm Phật - Công Đức của việc hoán chuyển Tâm - Ý - Tánh - Công Đức của việc làm rực sáng Trí Huệ - Công Đức của việc Tụng Kinh, đọc Pháp, tư duy Pháp, cho đến những Phước Đức qua việc bố thí, hành thiện, giúp đỡ người tật nguyền, cô thế, yếu đuối, già nua, bịnh tật v.v… tất cả đều được người tu tập ban phát lại cho Pháp Giới Chúng Sanh, cũng như cho các Oan Gia Trái Chủ của mình để cùng nhận và cùng hưởng. Đó chính là ý nghĩa của việc HỒI HƯỚNG.


+ 82