• Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
  • Pháp An Lạc Bình Sanh Cứu Khổ
prev next
 

Lạc Pháp

 
 

Gươm Trí Huệ

Dec 29 2013
Saltus Teutoburgiensis - Andre Koschinowski - 50543898 Saltus Teutoburgiensis - Andre Koschinowski - 50543898 500px

Kính bạch Sư Phụ,
Tại sao gọi là "Gươm Trí Huệ"? Huệ có nghĩa là gì?

Huệ có nghĩa là Tia Sáng. Trí Huệ là tia sáng xuất phát từ cái Trí của mình. Trí Huệ được diễn tả là một đường thẳng chớ không là vòng hào quang hay là một viên ngọc.

Người có Trí Huệ là người có được một tia sáng phát ra từ tâm linh của mình. Tia sáng đó rất là sắc bén! Nó xuyên thấu hết từ đầu tới chân, từ trái qua phải, bất kỳ nơi nào của tâm linh, nó cũng đều len lỏi vào để tiêu diệt tất cả những gì không đúng. Vì vậy mà Trí Huệ được ví như một thanh gươm sắc bén để phá, để diệt hết tất cả những suy tư sai trái.

Khi những suy tư của mình được tỉa hết những cành lá úa, lá chết, chỉ đơn thuần còn lại những cành lá tốt tươi thì lúc đó "Cây Trí Huệ" mới bắt đầu sum suê, đâm chồi nẩy lộc. Cho nên, người tu tập phải lấy Trí Huệ làm đầu. Có Trí Huệ mới có thể tư duy đúng, một khi tư duy đúng thì sẽ hiểu rõ được, phân biệt được điều hay lẽ phải, điều đúng, điều sai, điều nên làm và điều không nên làm. Nhờ có Trí Huệ mà việc giao cảm với chư Phật và Bồ Tát mới có thể thành tựu được.

Nhưng Trí Huệ từ đâu mà có?

Đó chính là kết quả của sau bao năm tu tập! Trong những pháp Sám Hối, hành giả nương nhờ vào mỗi danh hiệu Phật, đem tâm thành sám hối ba nghiệp tội, cầu xin chư Phật và Bồ Tát ban cho Trí Huệ. Khi trì Chú, khi niệm Phật thì câu thần Chú, câu niệm Phật cũng đều giúp cho hành giả tăng thêm Trí Huệ. Nhưng một điều rất căn bản phải luôn ghi nhớ: khi sám hối, khi trì Chú, khi niệm Phật, đều phải với một Tâm Bình thì mới có thể phát sinh Trí Huệ. Một Tâm không an ổn, luôn vọng động thì rất khó lòng có Trí Huệ phát sinh.


+ 109